Theo thông tin từ Báo Dân trí, trên mạng xã hội đang lan truyền thông tin hai học sinh ở xã Hải Đông, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định, nghi uống nhầm thuốc diệt chuột dạng ống siro. Hậu quả, một em đã tử vong, em còn lại đang được điều trị tích cực tại bệnh viện.
Chiều 24/4, trao đổi với PV Báo Lao Động, lãnh đạo UBND xã Hải Đông (huyện Hải Hậu) cho biết, liên quan đến vụ việc trên, cơ quan công an đang minh xác minh làm rõ.
Thông tin lan truyền trên mạng xã hội được cho là sự việc đau lòng xảy ra ở xã Hải Đông (huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định) – Ảnh: Báo Dân trí
Theo thông tin từ VietNamNet, chiều 23/4, một gia đình ở xã Hải Đông phát hiện 2 người con trong tình trạng nguy kịch. Hiện tại, người chị tử vong, còn em đang được chuyển lên bệnh viện tuyến trên để điều trị.
Ngay sau sự việc xảy ra, chính quyền địa phương đã đến thăm hỏi, động viên gia đình.
Liên quan sự việc trên, một lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa huyện Hải Hậu cho biết, hai bệnh nhân nhập viện vào ngày 23/4 do uống nhầm phải thuốc diệt chuột. Trong đó, một bệnh nhân tử vong, một bệnh nhân khác sau khi sơ cứu đã chuyển lên tuyến trên.
Theo Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra, bước đầu, lực lượng chức năng xác định được 2 sản phẩm giả là thực phẩm bảo vệ sức khỏe do Công ty Herbitech sản xuất là BABY SHARK và Medi Kid Calcium K2, dành cho trẻ em.
Theo thông tin từ báo Tuổi Trẻ, ngày 25/4, Văn phòng Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đang làm rõ một đường dây sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe, sử dụng phiếu kết quả thử nghiệm giả mạo để đưa sản phẩm ra thị trường do Công ty TNHH công nghệ Herbitech (ở xã Phù Lỗ, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) sản xuất.
Cầm đầu đường dây là Phạm Vũ Khiêm, giám đốc Công ty TNHH công nghệ Herbitech (địa chỉ ở khối 8, xã Phù Lỗ, huyện Sóc Sơn, Hà Nội).
Nghi phạm Phạm Vũ Khiêm, giám đốc Công ty TNHH công nghệ Herbitech – Ảnh: Báo Tuổi Trẻ
Công an xác định hai sản phẩm giả là thực phẩm bảo vệ sức khỏe do Công ty Herbitech sản xuất là BABY SHARK và Medi Kid Calcium K2 dành cho trẻ em.
Theo công an, công ty trên đã gia công, sản xuất hơn 200 sản phẩm có giá trị lên tới hàng trăm tỉ đồng nhưng lại thiếu sự kiểm soát về chất lượng.
Mặc dù sản phẩm được quảng cáo là nhập khẩu từ Pháp, Đức, Mỹ nhưng thực tế giá thành và chất lượng không đúng như công bố.
Sản phẩm giả của Công ty Herbitech được xác định là giả – Ảnh: Báo Dân trí
Theo thông tin từ báo Dân trí, tại cơ quan công an, Phạm Vũ Khiêm khai nhận đã sửa khoản chỉ tiêu đạt công bố sản phẩm, nhằm đủ điều kiện đưa ra bán ngoài thị trường.
Theo Thiếu tá Nguyễn Văn Thành, cán bộ Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra, cho biết các đối tượng sản xuất hàng giả sẽ sản xuất ra hàng loạt các sản phẩm theo tiêu chí của khách hàng.
Để sản phẩm giả được lưu hành ra thị trường, các đối tượng sẽ gửi các mẫu đi trưng cầu thành phần, định lượng như đã công bố.
Khi tiến hành kiểm nghiệm, với các mẫu không đạt, các đối tượng sẽ liên kết, trao đổi và thống nhất với các công ty xét nghiệm để chỉnh sửa kết quả, hoặc làm khống phiếu kết quả kiểm nghiệm.